Yếu tố định hướng để chia khu vực phòng ngự

Nhưng có một lí do vì sao phương pháp này lại ít được sử dụng – chỉ cần đối phương chơi tốt một chút, họ sẽ di chuyển ra được những khoảng không gian hở khác và hủy diệt ta, chứ không phải là ta hủy diệt họ.

1. Cách một: Phòng ngự định hướng theo vị trí Trong cách này, “yếu tố Sacchi” một cầu thủ quan tâm hàng đầu là vị trí của đồng đội anh ta. Khi toàn đội triển khai, toàn bộ cầu thủ sẽ thiết lập một khối. Trong khối đó, mỗi vị trí được hoạch định rõ ràng và một cầu thủ sẽ “bao quát” vị trí riêng của mình.

Đối thủ (đội đỏ), được tổ chức trong đội hình 4-1-2-3, đang tấn công bên cánh phải. Trong khi đó, đội xanh đang trong tư thế phòng ngự tối đa với đội hình 4-4-2, tất cả 10 cầu thủ đồng thời dịch chuyển sang bên trái để đón đầu đối phương. Như vậy, xung quanh cầu thủ chạy cánh phải của đội đỏ, khoảng trống đã trở nên rất hạn chế. Bóng được đưa vào giữa, và lúc đó “tiền đạo lệch trái” sẽ lao ra áp sát – toàn đội cũng sẽ di chuyển tương ứng theo. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở những đội sử dụng phương pháp này là: những hàng ngang rõ rệt, nhường không gian ở hai bên cánh để giữ đội hình rất chặt. Toàn đội sẽ di chuyển cùng với nhau, giữ nguyên cự li. Đối phương khi cầm bóng sẽ bị tấn công một cách từ từ, chậm rãi. Tuy có vẻ bị động, nhưng khi sử dụng cách tiếp cận này, toàn đội luôn giữ nguyên cự li giữa từng người với nhau. Khoảng trống giữa các tuyến trở nên rất khó bị khai thác. Không gian theo bề dọc lẫn bề ngang đều hạn chế. Dần dần, đối thủ sẽ bị tạo sức ép, dẫn tới chuyền hỏng hay mắc sai lầm khác. Một số ví dụ về những đội bóng áp dụng phương pháp phòng ngự này là Dynamo Kyiv của Valeriy Lobanovskyi và Borussia Monchengladbach dưới thời Lucien Favre. Gladbach của Favre không áp sát đối phương một cách quyết liệt, thế nhưng cách họ di chuyển cùng nhau khi phòng ngự thì vô cùng ấn tượng. Nếu đối thủ chuyền đi chuyền lại bóng, Gladbach sẽ di chuyển tương ứng một cách rất nhanh nhẹn và chính xác, khiến các khoảng trống bị khóa lại ngay. 2. Cách hai: Phòng ngự định hướng theo người Yếu tố Sacchi ở đây là đối phương. Mỗi cầu thủ sẽ chọn một vị trí thích hợp trong không gian mình quản lí để giữ khoảng cách lí tưởng nhất với cầu thủ đối phương gần họ nhất. Đây có thể coi là một sự “kết hợp” giữa phòng ngự kèm người và phòng ngự khu vực theo cách một (đã trình bày ở trên). Tuy vậy, nó không phải là phòng ngự kèm người thuần túy, vì cầu thủ vẫn sẽ bao quát khoảng trống xung quanh chứ không chỉ bám chặt lấy một người, vì vậy sẽ đỡ bị kéo ra khỏi vị trí hơn, trong khi đó vẫn tiện áp sát đối phương hơn là cách một.

Hậu vệ phải đội đỏ đang có bóng, vì thế toàn đội xanh sẽ dịch về bên trái. Hãy chú ý: Hai tiền vệ trung tâm đội xanh lại hành động khác nhau, một thì áp sát tiền vệ trung tâm đội đỏ, người còn lại thì lùi xuống gần với tiền đạo đội đỏ. Tiền đạo lệch trái của đội xanh cũng hướng theo một cầu thủ đội đỏ, nhưng không phải theo kiểu kèm sát người bình thường, mà là cắt hướng chuyền tới tiền vệ phòng ngự của đội đỏ – người đã lùi về để nhận bóng. Như vậy, các phương án đã bị khóa một cách trực tiếp (các “bóng người che” hình tam giác, hoặc là kèm người tạm thời) cũng như gián tiếp (hạn chế sự tiếp cận cũng như phạm vi chơi bóng). Hậu vệ phải đội đỏ quyết định không mạo hiểm và chuyền về. Nhận được “tín hiệu” này, đội xanh sẽ đẩy lên áp sát. Các tiền đạo xông lên áp sát trung vệ, các tiền vệ cánh cũng vậy – khi trung vệ phải đội đỏ nhận bóng, tiền vệ phải đội xanh đã áp sát hậu vệ trái của đối phương rồi. Tiền vệ trung tâm trái đội xanh sẽ vượt qua cầu thủ mình đang theo dõi để áp sát tiền vệ phòng ngự đội đỏ. Như vậy, thay vì giữ vị trí một cách bị động như cách trên, đội bóng sử dụng phương pháp này sẽ chủ động áp sát đối phương. Thay vì theo sát đối phương hay đổi người kèm, đội bóng đó có thể để một số cầu thủ đối phương trong khoảng trống nhất định và sẽ tự điều chỉnh tùy theo tình huống. Về cơ bản, điểm tập trung cốt lõi vẫn là khu vực hoạt động và khoảng cách tiếp cận. 3. Cách ba: Phòng ngự định hướng khoảng không gian Đúng như tên gọi, yếu tố Sacchi ở trong cách này là khoảng không gian. Toàn đội dịch chuyển về không gian gần nhất với bóng “trong khoảnh khắc đó” và chiếm giữ nó nhiều nhất có thể. Phương án này nghe có vẻ hiệu quả – không gian đó sẽ bị áp đảo, áp lực lên đối phương sẽ là rất lớn, khiến cho những đường chuyền ngắn trở nên bất khả thi và đối phương sẽ vỡ vụn. Nhưng có một lí do vì sao phương pháp này lại ít được sử dụng – chỉ cần đối phương chơi tốt một chút, họ sẽ di chuyển ra được những khoảng không gian hở khác và hủy diệt ta, chứ không phải là ta hủy diệt họ.

Valencia đã từng sử dụng phương án này để kiềm chế lối chơi linh hoạt của Malaga, nhưng họ đã thất bại ê chề với tỉ số 4-0. Trong hình trên, hậu vệ phải đội đỏ có bóng, toàn đội xanh dịch chuyển sang theo hướng và giữ cự li như minh họa. Họ không áp sát, bóng được chuyển ra giữa và cả đội lại hướng vào đó. Khoảng trống lộ ra ở đâu? Đúng vậy, ở bên cánh phải. Bất kì cách phòng ngự nào cũng sẽ để lộ khoảng trống, nhưng với phương án này, đó lại như là một điều tự nhiên. Khoảng trống lộ ra sẽ rất lớn, tới mức không cần thiết phải phất bóng dài sang, chỉ cần một số pha phối hợp nhỏ được tổ chức tốt là có thể khai thác được ngay. 4. Cách bốn: Phòng ngự định hướng theo hướng chuyền Yếu tố Sacchi ở đây là bóng. Đối phương sẽ chuyền bóng tới đâu, như thế thì nó sẽ ảnh hưởng ra sao? Mỗi cầu thủ rời khỏi vị trí của mình một cách khác nhau, không đồng bộ, tùy theo vị trí bóng cũng như các cơ hội mà đối phương có thể taọ ra. Những đội bóng áp dụng phương pháp này là Swansea City dưới thời Michael Laudrup và Barcelona (ở một chừng mực nhất định). Điều quan trọng nhất là các cầu thủ phải thông minh và toàn đội phải chơi ăn ý, nếu không những khoảng hở cực lớn sẽ lộ ra.

Hậu vệ phải đội đỏ vẫn là người có bóng. Khi anh này đón đường chuyền từ đồng đội, toàn đội sẽ di chuyển tới đó. Nhưng hậu vệ phải của đội xanh lại lo ngại về một cú phất bóng mỹ miều tới tiền đạo cánh trái đội đỏ, vì thế anh ta rời khỏi đội ngũ. Tiền vệ trái đội xanh đã đặt tiền đạo phải đội đỏ vào trong tầm kiểm soát (cái “bóng” hình tam giác màu đỏ), còn tiền vệ trung tâm trái áo xanh cũng đã chặn phương án chuyền thẳng tới chân trung phong áo đỏ. Tiền đạo trái đội xanh thì khống chế một tiền vệ “số 8” áo đỏ, vì thế tiền đạo phải sẽ di chuyển sẵn sàng. Bây giờ, nếu hậu vệ phải đội đỏ quyết định chuyền một đường khá liều lĩnh cho đồng đội là tiền vệ “số 6”, tiền đạo trái áo xanh sẽ lao ra cắt bóng, nhưng nếu không được thì tiền đạo phải đã có mặt để áp sát “số 6” ngay khi bóng đến chân anh này. Toàn đội sẽ di chuyển tương ứng tiếp. Tiền vệ cánh ở bên không có bóng sẽ có xu hướng gần biên hơn. Nếu đội nhà giành được bóng, anh ta sẽ băng lên vào khoảng trống ngay, còn nếu không thì nhiệm vụ của anh sẽ là bảo vệ khu vực của mình khỏi những đường phất bóng chéo sân.

5. Phòng ngự khu vực với tư cách vai trò cá nhân Có một số cầu thủ riêng biệt, trong hệ thống kèm người riêng biệt hoặc pha trộn, được giao nhiệm vụ phòng ngự khu vực một cách tuyệt đối. Họ thường tách riêng ra so với các đồng đội còn lại, đồng thời vị trí chơi của họ cũng dễ dàng bị thay đổi. Thứ nhất, ta có libero. Đó là những cầu thủ chơi phía sau hàng các hậu vệ và không có một đối thủ nhất định để kèm riêng, mà thay vào đó họ được giao nhiệm vụ bọc lót những không gian hở ra. Libero luôn luôn phán đoán tình huống để chọn vị trí, để cắt bóng; đồng đội để hở chỗ nào thì libero vá lại chỗ đó.

Thứ hai là một “free agent”. Anh ta chơi ở một vai trò khác tất cả những người còn lại; anh ta có mặt cả ở trong những đội chọn cách phòng ngự khu vực – nhưng phòng ngự kiểu khác. Như vậy, một “số 6” có thể là người duy nhất chơi định hướng theo vị trí (cách 1) trong hàng tiền vệ; một “số 10” có thể liên tục truy cản đối thủ theo “cách hai”. 6. Kết luận Thực tế, khi triển khai phòng ngự nói chung, còn nhiều yếu tố khác cần được quan tâm tới: thời gian, cấu trúc đội hình, đối phương phản pressing,v…v…Bốn cách trên chỉ là những cách cơ bản trong rất nhiều cách khác. Bởi vì thực tế, cầu thủ mới là những nhân tố mang tính chất quyết định tới sự thành bại của các phương án chiến thuật – họ di chuyển ra sao, khối lượng làm việc như thế nào, chạy chậm hay nhanh, nhiều hay ít,v…v… – cũng như những người huấn luyện viên ngày ngày chỉ đạo trên sân tập nữa. Những khả năng bố trí phòng ngự thực sự là vô biên. Không có mấy đội chỉ sử dụng một cách bố trí phòng ngự duy nhất, mà có sự kết hợp giữa nhiều phương án khác nhau. Ví dụ, khi đối phương mới có bóng sát cầu môn họ, ta giữ đội hình ở cách thứ nhất cho ổn định. Khi bóng được đưa lên hàng ngang phía trên, ta sẽ vùng lên áp sát theo cách hai để lấy bóng nhanh hơn. Hoặc là khi pressing ở giữa sân, phương án thứ tư có thể được áp dụng. Bởi vì trong bóng đá, một môn thể thao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, không có khuôn vàng thước ngọc nào cả.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *